Thứ trưởng giáo dục & đào tạo Việt Nam: Học sinh đến trường phải ngồi cách nhau 1,5 m

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin học sinh đến trường phải ngồi cách nhau 1,5. Mỗi lớp không quá 20 em.

Đến ngày 21/4, 3 địa phương cho học sinh lớp 9, 12 quay lại trường là Cà Mau, Thái Bình, Thanh Hóa, sau thời gián cách ly xã hội. Nhiều tỉnh, thành khác đang xem xét việc cho học sinh trở lại trường.

Một trong những vấn đề phụ huynh và dư luận quan tâm lúc này là ngành giáo dục chuẩn bị như thế nào để đảm bảo cho các em đến lớp.

Thu truong GD&DT: Hoc sinh den truong phai ngoi cach nhau 1,5 m hinh anh 1 Nguyen_Huu_Do_2_1_.jpg
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ. Ảnh: Bộ GD&ĐT.

Mỗi lớp không quá 20 học sinh

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ thông tin các địa phương được phân loại theo mức độ nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là trường học phải an toàn mới cho học sinh trở lại lớp.

Những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ, Bộ GD&ĐT khuyến nghị chưa nên cho học sinh đi học. Địa phương có nguy cơ thấp, nhà trường có thể cho học sinh đi học trở lại, nếu đảm bảo điều kiện an toàn.

Bộ GD&ĐT cùng Bộ Y tế đã ban hành công văn số 550/BGDĐT-GDTC, ngày 25/2 về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học. Bộ GD&ĐT hướng dẫn chi tiết về trường học an toàn của học sinh trước, trong và sau khi đến trường.

Cụ thể, trước khi đến trường, các em cần được đo nhiệt độ, đảm bảo cơ thể bình thường, không sốt.

Thứ hai, trường học phải có đủ nơi rửa tay, nước khử khuẩn cho học sinh.

Thứ ba, học sinh phải đeo khẩu trang, không nhất thiết là khẩu trang y tế, có thể là khẩu trang vải kháng khuẩn.

Thứ tư, nhà trường không tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm, tập thể, chào cờ diễn ra trong lớp học.

Thứ năm, đảm bảo giãn cách xã hội, học sinh phải đảm bảo khoảng cách ngồi 1,5 m và phải tách lớp học. Nếu lớp học quá đông, nhà trường tách làm đôi hoặc hơn nữa, đảm bảo phòng học không quá 20 em.

Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn các địa phương để cụ thể hóa văn bản số 550. Trong điều kiện cụ thể có dịch, Bộ GD&ĐT sẽ thêm một số yêu cầu.

Khử khuẩn ôtô đưa đón học sinh hai lần mỗi ngày

Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT có công văn số 696/BGDĐT-GDTC để phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học. Nhà trường cần vệ sinh môi trường, khử khuẩn trường học; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, y tế.

Trường học chuẩn bị nước sát khuẩn hoặc nơi rửa tay bằng nước sạch có xà phòng tại vị trí thuận lợi. Giáo viên, nhân viên cần tập huấn phòng dịch, thường xuyên theo dõi, giám sát và hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quy trình phòng, chống dịch bệnh như Bộ Y tế hướng dẫn.

Lớp học phải được vệ sinh, tẩy trùng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và cơ quan chuyên môn. Môi trường xung quanh, vật dụng thường xuyên cầm, nắm như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa phải được vệ sinh sạch sẽ. Trang bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học và học liệu được được khử khuẩn, đam bảo ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

Những cơ sở giáo dục có dịch vụ đưa, đón học sinh bằng ôtô đều phải tiến hành khử khuẩn hai ngày một lần, trước và sau khi đưa đón học sinh. Những em tự đi học hoặc được bố mẹ đưa đón, gia đình phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đường từ nhà đến trường và từ trường về nhà.

Khuôn viên nhà trường phải được kiểm soát chặt chẽ. Nhà trường thực hiện việc giao nhận trẻ em, học sinh tại cổng. Các trường có biện pháp phù hợp để không cho người có biểu hiện sức khỏe không bình thường vào trong.

Kết thúc mỗi buổi học, nhà trường duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo đúng quy định. Nhà trường kiểm tra, bổ sung nước sát khuẩn, xà phòng và các vật dụng cần thiết khác, chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.




Lái máy bay Drone tới xem công trình cầu Bình Khánh tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành 27/3/2024

27/03/2024

Cận cảnh máy bay của 1 đại gia Việt Nam bay từ Anh Quốc hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội 27/3/2024

27/03/2024

Nam Bác sĩ trị hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo ở TPHCM rất bận rộn nhưng quay video đóng hài độc lạ triệu views

26/03/2024

Theo chân Youtuber từ Hải Dương đến Indonesia 3/2024 khám phá bộ tộc người Việt Cổ

26/03/2024

Youtuber từ TPHCM về Đồng Tháp xem thử đứng ngồi nhúng nhảy trên lá sen tươi khổng lồ nhưng không bị chìm

26/03/2024

Độc lạ VN: Gặp bà mẹ nghèo thân hình nhỏ như em bé, 2 chân đi nạn, buôn bán kiếm sống giúp gia đình từ 15 tuổi sanh được con trai và gái

26/03/2024

Tham quan quán Cafe trưng bày hàng 100 máy bay mô hình kế Sân bay Tân Sơn Nhất 3/ 2024

25/03/2024

Lái xe tới Vĩnh Long gặp nữ Youtuber có 662 ngàn subscribers tính đến ngày 25/3/2024 được đài truyền hình Mỹ Warner Bros Discovery mời cộng tác lâu dài

25/03/2024

Đến Ninh Hoà 3/2024 ăn bánh dây độc đáo và ngắm biển Dốc Lết

23/03/2024

Ông Võ Văn Thưởng thôi chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước VN 2024

20/03/2024

Vào bệnh viện ở Đà Nẳng 3/2024 thăm bà mẹ tí hon ung thư đại tràng bác sĩ bó tay, khuyên về nhà

19/03/2024

Lái xe đến Bình Phước 3/2024 thăm bà cụ 102 tuổi sinh năm 1922 biểu diễn hít đất

19/03/2024

Đi siêu thị ở TPHCM xem tình hình buôn bán và có mặt hàng gì mới lạ tháng 3/2024

19/03/2024

Vì sao Bà Trương Mỹ Lan tha thiết xin quan toà cho giữ lại “Biệt Thự Phương Nam” ở quận 3 TPHCM giá $35 triệu USD mua năm 2015

17/03/2024

Chiêm ngưỡng con King Kong khổng lồ sừng sững dưới chân núi Bà Đen 2024 do 2 anh em ở Tây Ninh tạo nên từ rơm, luá khô

17/03/2024

Bà phóng viên Mỹ gốc Hoa du lịch Việt Nam 2/2024 để tìm hiểu và so sánh với Trung Quốc

17/03/2024

Bác sĩ Mỹ nói vụ bà tỷ phú gốc Đài Loan sinh 1973 New York chết đuối do lái lùi chiếc Tesla xuống ao nước trang trại của bà ta ở Texas đêm 2/2024

17/03/2024

Ra hòn đảo ở Nha Trang 2024 tham quan ngôi Chùa cô đơn do 1 vị Sư dành cả cuộc đời 1 mình gánh đất xây dựng

17/03/2024

Lái xe đến Bình Dương 3/2024, xem cây đu đủ cao khổng lồ hay giúp người dân trong xóm ra sao

16/03/2024

Gặp bà Việt Kiều Mỹ trong khách sạn ở Sài Gòn 2024 gọi Youtuber TPHCM đến giúp trả tiền phòng 4 ngày

16/03/2024

Leave a Reply