Westminster Nam Cali sẽ được chia thành 4 địa hạt bầu cử năm 2020

WESTMINSTER, California (NV) – Hội Đồng Thành Phố Westminster vừa bỏ phiếu 4-1 chọn bản đồ “màu vàng” trong việc chia thành phố thành bốn địa hạt bầu cử và bắt đầu áp dụng cho cuộc bầu cử vào năm 2020, trong cuộc họp thường kỳ tối Thứ Tư, 11 Tháng Mười Hai.

Bản đồ “màu vàng” được Hội Đồng Thành Phố Westminster chọn cho thấy bốn địa hạt, từ 1 tới 4. (Hình: NDC)

Người đưa ra đề nghị chọn bản đồ này, trong số tám bản đồ, là Nghị Viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí.

Kết quả, đề nghị này được Thị Trưởng Trí Tạ, Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ, và Nghị Viên Tài Đỗ ủng hộ.

Người bỏ phiếu chống là Nghị Viên Sergio Contreras.

Ông Contreras nói rằng ông ủng hộ bản đồ “màu tím” vì nó “không làm giảm bớt sức mạnh lá phiếu của cử tri gốc Hispanic.”

Tuy nhiên, sau khi thảo luận cùng đồng viện, ông Contreras đề nghị chọn bản đồ “KNguyen1,” được ông Tài ủng hộ, nhưng bị ông Trí, bà Kimberly, và ông Charlie bỏ phiếu chống.

Trong bản đồ này, ông Charlie và bà Kimberly nằm trong Địa Hạt 1, ông Contreras nằm trong Địa Hạt 2, ông Tài nằm trong Địa Hạt 3, không nghị viên nào nằm trong Địa Hạt 4.

Trong khi đó, theo bản đồ “màu vàng,” Địa Hạt 1 bao gồm nơi cư trú của Nghị Viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí, Địa Hạt 2 bao gồm nơi cư trú của Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ và Nghị Viên Sergio Contreras, Địa Hạt 3 bao gồm nơi cư trú của Nghị Viên Tài Đỗ, và Địa Hạt 4 không bao gồm nơi cư trú của nghị viên nào cả.

Bản đồ địa hạt

Để vẽ ra các địa hạt này, thành phố phải tính đến nhiều yếu tố khác nhau, cũng như các vấn đề khác, cho phù hợp với luật bầu cử hiện hành.

Trong một email gởi cho nhật báo Người Việt, ông Christian Bettenhausen, phụ tá luật sư thành phố Westminster, cho biết: “Bốn địa hạt này phải có số cư dân gần bằng nhau. Ngoài ra, phải tính đến địa hình, địa lý, sự dính liền, sự tiếp giáp, mật độ dân số, tôn trọng ranh giới, quyền lợi cộng đồng, tầm quan trọng và sự nhạy cảm của việc sử dụng đất đai.”

“Thành phố không thể tạo ra những địa hạt chỉ dựa vào yếu tố chủng tộc, tôn giáo, tuổi tác cư dân. Hơn nữa, có một yếu tố quan trọng là tuổi đi bầu của cư dân của từng địa hạt cũng phải được tính đến,” ông Bettenhausen cho biết thêm. “Tuy nhiên, toàn bộ dân số của thành phố, dựa theo dữ liệu của Cục Thống Kê Hoa Kỳ, được dùng để quyết định chia các địa hạt.”

Hội Đồng Thành Phố Westminster họp. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Hệ thống bầu cử

Nhiệm kỳ của cả năm thành viên Hội Đồng Thành Phố Westminster hiện nay, bao gồm cả nghị viên lẫn thị trưởng, là bốn năm.

Ông Bettenhausen cho biết, theo hệ thống bầu cử mới này, cử tri từng địa hạt bầu cho nghị viên của mình, gọi là “district-based,” trong khi toàn bộ cử tri thành phố bầu cho thị trưởng, gọi là “at-large.”

Theo hệ thống này, nhiệm kỳ của các nghị viên và thị trưởng không thay đổi, ông Bettenhausen cho biết.

Ông Bettenhausen cũng cho biết, về thời điểm bầu cử, cử tri từng địa hạt chỉ được bầu bốn năm một lần, và toàn thành phố chỉ được thay hai nghị viên mỗi hai năm.

Như vậy có nghĩa là, năm 2020 sẽ chỉ có hai địa hạt tổ chức bầu cử, đến 2022 hai địa hạt còn lại tổ chức bầu cử, năm 2024 thì hai địa hạt có bầu cử năm 2020 lại bầu lại hai nghị viên, cứ như vậy tiếp tục mãi mãi cho tới khi có thay đổi.

Nhiệm kỳ của bốn nghị viên hiện nay như sau: Bà Kimberly và ông Contreras đắc cử năm 2016, sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2020, trong khi ông Tài và ông Charlie đắc cử năm 2018, sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2022.

Vậy thì hai địa hạt nào sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2020, theo hệ thống bầu cử mới?

Thời điểm bầu cử

Cũng trong buổi họp tối Thứ Tư, các thành viên Hội Đồng Thành Phố bỏ phiếu chọn thời điểm bầu cử.

Nghị Viên Contreras đề nghị bầu Địa Hạt 1 và Địa Hạt 2 vào năm 2020, được Nghị Viên Tài ủng hộ, nhưng bị ba người còn lại bỏ phiếu chống.

Sau đó, Nghị Viên Charlie đề nghị Địa Hạt 2 và Địa Hạt 3 bầu trong năm 2020 và được Thị Trưởng Trí ủng hộ.

Kết quả bỏ phiếu 5-0.

Như đề cập ở trên, Nghị Viên Tài Đỗ đại diện Địa Hạt 3, nhưng nhiệm kỳ của ông đến năm 2022 mới hết.

Trong trường hợp này, luật sư của thành phố, ông Dick Jones, giải thích: “Ông Tài có hai lựa chọn, một là ứng cử vào năm 2020, nếu thắng, ông sẽ làm nghị viên tới 2024. Nếu không ứng cử vào năm 2020, mà có người khác thắng cử, thì nhiệm kỳ của người đó tới 2024 mới hết, và đến 2022, khi nhiệm kỳ của ông Tài chấm dứt, địa hạt này không có bầu cử, và như vậy là ông sẽ mất cơ hội ứng cử.”

“Nếu muốn ứng cử ở Địa Hạt 3, ông phải đợi đến năm 2024, khi địa hạt này có bầu cử. Còn nếu muốn ứng cử vào năm 2022, ông Tài phải chuyển sang sống ở địa hạt khác,” ông Jones giải thích tiếp. “Thêm nữa, nếu ứng cử năm 2020 mà không thắng, ông Tài vẫn làm nghị viên của Địa Hạt 3 cho đến hết năm 2022.”

Như vậy, Địa Hạt 1 và Địa Hạt 4 sẽ bầu nghị viên vào năm 2022.

Khi được hỏi, Nghị Viên Tài Đỗ cho nhật báo Người Việt biết ông vẫn chưa quyết định ra ứng cử năm 2020 hoặc năm 2022.

Phản ứng của dân cử và luật sư

Khi được nhật báo Người Việt hỏi, Nghị Viên Contreras nói ông không hài lòng với cuộc bỏ phiếu.

“Cá nhân tôi không hài lòng, vì tôi chỉ muốn có một giải pháp công bằng. Tôi nghĩ, theo luật bầu cử, mọi sắc dân đều phải được đại diện một cách đầy đủ,” ông Contreras nói.

Khi được hỏi, nếu có một vụ kiện sau cuộc bỏ phiếu này, ông có ủng hộ không, vị nghị viên gốc Hispanic nói “ông không có ý kiến.”

“Tôi chỉ muốn sự công bằng. Tôi không có ý kiến về việc kiện cáo,” ông nói.

Ông Contreras cũng là người gốc Hispanic duy nhất trong Hội Đồng Thành Phố Westminster hiện nay.

Trong khi đó, Luật Sư Kevin Shenkman, đại diện thân chủ của ông là Southwest Voter Registration, tổ chức đòi kiện thành phố Westminster nếu không chia địa hạt, nói: “Chúng tôi chưa coi diễn tiến cuộc họp Hội Đồng Thành Phố Westminster tối Thứ Tư. Chúng tôi sẽ coi trong những ngày tới và sẽ quyết định làm gì tiếp sau đó. Bây giờ chúng tôi chưa thể nói gì được.”

Tuy nhiên, ông Shenkman có đưa ra một trường hợp mà công ty luật của ông đang thụ lý, đó là thành phố Antioch City Marina ở Contra Costa County, miền Bắc California.

“Thành phố này đã trả chúng tôi $30,000 thù lao để chúng tôi không kiện. Tuy nhiên, sau khi bỏ phiếu, chúng tôi yêu cầu họ thay đổi bản đồ, nhưng họ không chịu. Thế là chúng tôi nộp đơn kiện họ,” ông Shenkman nói.

Theo quy định, vụ chia địa hạt này sẽ được đưa ra Hội Đồng Thành Phố một lần nữa vào ngày 18 Tháng Mười Hai để hoàn tất thủ tục.

Ngoài ra, ranh giới bốn địa hạt có thể thay đổi vào năm 2022, sau khi có kết quả thống kê dân số mới trong năm 2020.

Ngoài ra, thành phố có thể sẽ phải tổ chức bầu cử bãi nhiệm thị trưởng và một số dân cử, và kết quả có thể ảnh hưởng ai ứng cử sau này.

Tại sao Westminster cần phải chia làm bốn địa hạt?

Theo Luật Sư Christian Bettenhausen, hôm 19 Tháng Tám, Hội Đồng Thành Phố nhận được một lá thư của Luật Sư Kevin Shenkman. Trong thư, ông Shenkman tố cáo hệ thống bầu cử hiện nay của Westminster – cho toàn bộ cử tri bầu từng chức vụ – là vi phạm Đạo Luật Quyền Bầu Cử California (CVRA).

Ông Shenkman cũng tố cáo có bằng chứng cho thấy cách bỏ phiếu ở Westminster là “phân cực,” và rằng nó làm giảm bớt sức mạnh lá phiếu của cử tri gốc Hispanic. Ông đe dọa sẽ kiện nếu thành phố không thay đổi cách bầu cử theo từng địa hạt.

Hiện nay, bốn nghị viên và thị trưởng thành phố do toàn bộ cử tri bầu. Bất cứ cư dân nào, cho dù sống ở đâu trong thành phố, đều có thể ứng cử. Theo hệ thống hiện nay, hai trong bốn nghị viên này được bầu lại mỗi hai năm.

Theo kế hoạch, trong tương lai, thành phố sẽ chuyển sang bầu theo bốn địa hạt. Cử tri mỗi địa hạt sẽ bầu ra một nghị viên đại diện cho mình. Và nghị viên này phải sống trong địa hạt mình đại diện. Theo hệ thống này, cứ bốn năm, cử tri trong địa hạt bầu nghị viên đại diện một lần. Ngoài ra, cử tri toàn thành phố vẫn bầu thị trưởng mỗi bốn năm như hiện nay.

Theo ông Bettenhausen cho biết: “Chuyện thành phố có cần phải có đại diện cho từng địa hạt hay không chỉ là ý kiến. Thành phố quyết định bầu cử theo địa hạt là vì bị dọa kiện, cộng với chi phí pháp lý rất lớn nếu không thực hiện theo kế hoạch này. Cho nên, thành phố phải chọn bầu cử theo địa hạt để tránh phải chi trả các chi phí kiện tụng.”

Ông cũng cho biết, luật hiện hành không có lợi thế cho thành phố. “Tất cả các thành phố khác tìm cách không thực hiện bầu cử theo địa hạt đều bị thua kiện. Thành ra, thành phố Westminster không có lựa chọn nào khác,” ông Bettenhausen cho biết.

Quang cảnh buổi họp bỏ phiếu chọn bản đồ chia địa hạt ở Westminster. (Hình: Nguyễn Kim Bình)

Nếu bị kiện, phía nguyên đơn sẽ dựa lý do nào?

Cho tới nay, thành phố chưa bị kiện, theo ông Bettenhausen.

“Phía nguyên đơn mới gởi một lá thư đòi hỏi thực hiện bầu cử theo địa hạt mà thôi. Điều quan trọng nhất ở đây là ông Shenkman sẽ không được kiện nếu thành phố thực hiện một số yêu cầu theo đúng luật bầu cử,” ông Bettenhausen nói.

Điều đầu tiên thành phố thực hiện là hôm 9 Tháng Mười, Hội Đồng Thành Phố đã thông qua một nghị quyết cho biết có ý định đổi sang bầu cử địa hạt. Sau đó, Hội Đồng Thành Phố có 90 ngày để chấp thuận một đạo luật chính thức chia thành phố thành bốn địa hạt.

Hiện nay, thành phố đang cố gắng thực hiện những gì cần thiết và đúng mức nhất, phù hợp với luật lệ trong thời gian ngắn nhất. Điều này bao gồm tổ chức những buổi lấy ý kiến công chúng và họp cộng đồng, trước khi đưa ra quyết định.

Ông Bettenhausen nói: “Nếu thực hiện được các yêu cầu này, thành phố chỉ trả cho ông Shenkman tối đa là $30,000, và ông không được kiện thành phố nữa.”

Và nếu bị kiện, thành phố sẽ phải trả rất nhiều tiền.

“Như đã giải thích trong bản báo cáo của nhân viên hôm 9 Tháng Mười, các thành phố chống lại đòi hỏi bầu cử theo địa hạt đều phải trả các khoản tiền lớn, khoảng từ $400,000 tới trên $4.5 triệu,” ông Bettenhausen nói. “Trong tình thế thua kiện là chắc chắn và số tiền chi phí quá lớn, Hội Đồng Thành Phố Westminster đành phải chọn phương cách các thành phố khác chọn. Đó là chấp nhận bầu cử theo địa hạt và thực hiện việc này theo khoảng thời gian đề cập ở trên (90 ngày).”

Công chúng góp ý

Trước khi chọn bản đồ nào, thành phố phải tổ chức ít nhất hai (2) buổi nghe ý kiến công chúng trong vòng không quá 30 ngày. Tại các buổi họp này, công chúng được khuyến khích đóng góp ý kiến. Chỉ sau buổi họp thứ nhì, các bản đồ mới được nộp vào để xem xét. Hai buổi họp lấy ý kiến này đã được tổ chức vào ngày 23 và 29 Tháng Mười.

Sau khi các bản đồ được vẽ, thành phố sẽ công bố ít nhất một bản đồ. Nếu một địa hạt nào có nghị viên chưa tới kỳ bầu cử, thì phải có một bản đồ khác cho thấy khi nghị viên đó hết nhiệm kỳ, mà nếu tái ứng cử, có bị ảnh hưởng hay không. Tất cả các bản đồ được nộp vào được công bố vào ngày 13 Tháng Mười Một, và được thảo luận vào cuộc họp ngày 20 Tháng Mười Một.

Hội Đồng Thành Phố sau đó có thêm hai buổi họp nữa để công chúng góp ý kiến các bản đồ, trong vòng không quá 45 ngày. Buổi họp thứ ba và thứ tư này đã được tổ chức trong hai ngày 20 Tháng Mười Một và 11 Tháng Mười Hai.

Bản thảo bản đồ đầu tiên phải được công bố nhất bảy (7) ngày trước khi được đưa ra xem xét tại cuộc họp công khai. Nếu bản đồ này được điều chỉnh, nó phải lại phải được công bố ít nhất bảy (7) ngày trước khi được chọn.

Các bản đồ này do công ty National Demographics Corporation (NDC) vẽ.

“Đây là một công ty vẽ bản đồ chuyên nghiệp, phù hợp với Đạo Luật CVRA, và là công ty vẽ bản đồ địa hạt cho nhiều thành phố khác. Chi phí vẽ bản đồ tùy theo thời gian thực hiện bao lâu, nhưng thành phố ước tính vào khoảng $50,000,” ông Bettenhausen nói. (Đỗ Dzũng)




Lái xe đến tỉnh Kon Tum 5/2024 gặp cô gái 18 tuổi có vòng 3 mông To nhất Việt Nam

02/05/2024

Khám phá công trình quảng Châu Âu trong khu nhà triệu đô đang xây trên Đảo Hoàng Gia, Hải Phòng 2024

02/05/2024

Tham quan công ty Mỹ ở bang Florida 2024 băt đầu xây 1000 căn nhà ở bằng xi măng giống Việt Nam

02/05/2024

Vaccine COVID 19 cuả công ty AstraZeneca sản xuất có thể gây tác dụng phụ ra sao ?

02/05/2024

TPHCM lần đầu cho chạy thử tự động tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dịp nghĩ lễ 30/4/2024

01/05/2024

Nhân dịp 30/4/2024, Việt Nam khai trương tàu xe lửa hạng sang chạy từ TPHCM – Đà Nẵng

01/05/2024

Youtubers đua tàu Cano để đến resort Đầu Rồng đẹp nhất trên đảo Cái Chiên, Quảng Ninh 5/2024

01/05/2024

Thanh niên sinh ra ở Canada dọn đến Việt Nam sinh sống 2024 khoe căn hộ ở TPHCM

01/05/2024

So sánh giọng nói tiếng Anh của 1 học sinh ở Việt Nam 2024 với người Việt ở Mỹ

30/04/2024

Trai đẹp sinh năm 2001 ngồi bán 1 thúng 6 loại xôi từ 5 giờ sáng ở ngoài đường Hà Nội có gì đặc biệt, đông khách xếp hàng

30/04/2024

Gặp ông ở Ninh Bình 2024 nổi tiếng mạng xã hội Việt Nam làm nghề nhảy muá vẩy tay gọi mời xe khách

30/04/2024

Việt Nam 2024 rộn ràng không khí 5 ngày nghỉ lễ 30/4 trên cả nước

29/04/2024

Khám phá ngôi làng ở Bình Định 4/2024 trồng giàn bí đao khổng lồ gần 60 kí phải nằm võng

29/04/2024

Đến quán ăn lội nước, chèo ghe ở TPHCM ngày 30/4/2024 có gì độc lạ

29/04/2024

Tham quan vườn bằng lăng khổng lồ trăm tỷ, đẹp mê hồn của cặp vợ chồng ở Gia Lai 2024

28/04/2024

Gặp ông chồng ở Nam Định 4/2024 khoe bộ móng tay dài 1 mét, không cắt từ năm 1984

28/04/2024

Xem 15 người đổ chiếc bánh xèo khổng lồ 3 mét, cho 1 ngàn người ăn ở Cần Thơ 4/2024

26/04/2024

Đảo Phú Quốc VN 2024 được tỉ phú Ấn Độ chọn tổ chức đám cưới 4 ngày 350 khách đại gia

26/04/2024

Vì sao vợ chồng Youtubers trẻ Canada thích thú trở lại Việt Nam 2024 sau 6 tháng

25/04/2024

Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Leave a Reply