Ý kiến chuyên gia: Thế giới có thể chống đại dịch mà không cần WHO

Ông Richard Tren, đồng sáng lập tổ chức ‘Châu Phi chiến đấu với bệnh sốt rét’ (AFM), cho rằng thế giới có thể chống đại dịch mà không cần WHO, một tổ chức vốn thân cận với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh chụp màn hình video của CGTN).

Ông Tren cho hay, bác sĩ Bruce Aylward một cố vấn cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng tin RTHK của Hồng Kông, đã từ chối trả lời câu hỏi về cách xử lý đại dịch COVID-19 của Đài Loan. Một đoạn clip về cuộc trao đổi đã thu hút hàng ngàn lượt xem trên Twitter, và ngày càng có nhiều lời kêu gọi ông Aylward phải giải thích.

Tuy nhiên, theo ông Tren, hành vi của vị cố vấn này chỉ là một trong vô số các ví dụ mà WHO ưu tiên đặt chính trị lên trên các chính sách phù hợp.

Ông Tren viết trên The Federalist: “WHO đang bị chỉ trích vì xử lý virus Vũ Hán một cách chính trị. Đầu đại dịch, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, được biết đến rộng rãi với cách gọi đơn giản là Tedros, đã ca ngợi phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịch mới xảy ra”.

Ông Tren cũng chỉ ra thực tế là WHO liên tục ca ngợi và ủng hộ Trung Quốc, dù chính quyền Bắc Kinh đã liên tục tìm cách bưng bít thông tin đại dịch, nói dối về nó một cách trắng trợn và trừng phạt những bác sĩ cảnh báo công chúng về dịch bệnh.

“Hậu quả là, dịch bệnh lẽ ra chỉ là vấn đề sức khỏe ở địa phương hoặc khu vực, nhưng nó đã trở thành một đại dịch toàn cầu, những điều mà chúng ta chưa từng trải qua trong 100 năm nay”, ông Richard nhấn mạnh.

Vấn đề Đài Loan
Trong nhiều năm, Đài Loan đã cố gắng trở thành thành viên của WHO, nhưng Trung Quốc đã ngăn chặn nỗ lực này. Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc, bất chấp thực tế đây là một quốc gia độc lập và dân chủ.

Trước sức ép của Bắc Kinh, WHO được cho là đã “quỵ lụy Trung Quốc, mặc dù Đài Loan có thành tích tốt hơn về sức khỏe cộng đồng so với chế độ độc tài cộng sản”, ông Richard nhận xét.

Theo ông Richard, Đài Loan xử lý đại dịch COVID-19 hiệu quả đến mức, tới 6/4 hòn đảo này chỉ ghi nhận 5 trường hợp tử vong.

“Đài Loan có thành tích tốt hơn trong việc đối phó với dịch SARS và dịch cúm lợn. WHO và các thành viên của mình nên học hỏi từ Đài Loan, chứ không nên từ chối tư cách thành viên của Đài Loan”, ông Richard chỉ trích.

WHO thay đổi trọng tâm hành động
WHO chắc chắn có một kỷ lục đáng tự hào trong cuộc chiến chống lại nhiều dịch bệnh.

Ông Richard cho rằng, ngay từ đầu trong lịch sử của tổ chức, khi được phép thực hiện một cách tiếp cận ‘quyết đoán’ hơn để kiểm soát dịch bệnh ở các nước nghèo, WHO đã đạt được tiến bộ đáng kể chống lại các dịch bệnh, như bệnh mù lòa đường sông (còn gọi là bệnh giun chỉ, lưu hành ở một số vùng ở châu Phi và châu Mỹ), bệnh ghẻ cóc, bệnh phong, bệnh bại liệt và sốt rét. WHO đã điều hành các chương trình này theo cách tiếp cận từ trên xuống, chỉ đạo các can thiệp cụ thể, đánh giá tiến độ, và thay đổi cách đối phó khi cần thiết.

Tuy nhiên, đến thập niên 1970, WHO đã có một động thái chuyển dịch từ các chương trình dành riêng cho dịch bệnh, sang các chương trình sức khỏe toàn diện hơn. Ngoài ra, WHO đã tập trung cho các hoạt động kiểm soát dân số toàn cầu, cùng với việc thúc đẩy hạn chế sinh đẻ.

Theo ông Richard, như đã giải thích trong cuốn sách xuất bản năm 2010 với tiêu đề “Thuốc bột tuyệt vời” của mình, ông Richard cho rằng việc WHO thay đổi trọng tâm này, đã gây ra những hậu quả tai hại cho việc kiểm soát bệnh sốt rét. Các phong trào kiểm soát dân số và các nhà hoạt động môi trường đã vận động chống lại việc sử dụng thuốc diệt côn trùng. Phun thuốc diệt côn trùng trở thành một vấn đề gây tranh cãi, dù nó có ích cho việc phòng chống các bệnh do côn trùng gây ra.

Chương trình trừ triệt để sốt rét toàn cầu của WHO, bắt đầu từ những năm 1950 chủ yếu dựa trên việc phun thuốc diệt muỗi qua y tế công cộng, nhưng chưa bao giờ thực sự đạt được việc trừ triệt để căn bệnh này. Tuy nhiên, WHO ước tính chương trình này đã cứu sống khoảng 1 tỷ người, đây là một thành tựu đáng chú ý theo tiêu chuẩn của bất kỳ tổ chức nào.

Kể từ khi WHO chống lại thuốc diệt côn trùng và tập trung vào kế hoạch hóa gia đình, căn bệnh sốt rét lại bắt đầu từ từ tái phát. Vào đầu những năm 2000, có khoảng 1 triệu người chết vì bệnh sốt rét mỗi năm. WHO cuối cùng cũng hủy bỏ chính sách phản tác dụng đó vào năm 2006, nhưng chỉ sau một nỗ lực kéo dài của các nhà khoa học phòng chống bệnh sốt rét, và áp lực của một số quốc gia bị dịch bệnh sốt rét tấn công.

Ông Richard cho hay biên bản các cuộc họp của Hội đồng Y tế Thế giới cho thấy trong những năm 1970, nhiều quốc gia có bệnh sốt rét phàn nàn về việc họ không thể kiếm đủ lượng thuốc diệt muỗi cho y tế công cộng. Các biên bản này cũng cho thấy các quốc gia tài trợ giàu có, như Thụy Điển và Canada, đã gây áp lực lên WHO nhằm ngăn chặn việc sử dụng các hóa chất cứu người này.

Cần đóng cửa WHO?

Theo ông Richard, WHO có một vấn đề đáng kể trong cơ cấu tài trợ của mình. Trong những năm qua, các quốc gia tài trợ cung cấp phần lớn tài chính cho WHO, đã miễn cưỡng cung cấp các khoản chi tiêu chung cho WHO. Các nước này thích cấp vốn cho các chương trình cụ thể, mà trong đó họ có một số lợi ích riêng.

“Sự không tương hợp giữa mong muốn của các nhà tài trợ và nhu cầu của các quốc gia tiếp nhận, đã dẫn đến nhiều tình huống tương tự như chương trình của WHO hạn chế sử dụng thuốc diệt côn trùng chống lại bệnh sốt rét”, ông Richard lưu ý.

Ông Richard cho hay cách đây vài năm, khi đến thăm Geneva trong Hội nghị Y tế Thế giới hàng năm của WHO, ông đã có một cuộc thảo luận thú vị với 2 nhân viên WHO lâu năm, những người mà ông biết khá rõ. Họ đã làm việc cho WHO trong nhiều năm ở nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới và biết rõ về tổ chức này.

“Trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi, tôi nghĩ rằng nếu tôi chỉ trích WHO thì họ sẽ bảo vệ nó. Nhưng hóa ra không phải như vậy.” Ông Richard cho biết hai nhân viên này kể cho ông về tình trạng đấu đá và chính trị ở cả bên trong lẫn bên ngoài WHO, điều đó khiến họ nản chí trong công việc, và có lẽ có những sinh mạng đã mất đi cơ hội được cứu chữa.

Khi ông Richard nói rằng “thế giới cần một cái gì đó, giống như WHO, để kiểm soát những thứ như đại dịch toàn cầu và các trường hợp khẩn cấp khác”, thì cả 2 chuyên gia y tế của WHO đều không đồng tình. Họ cho rằng thế giới không cần WHO, ngay cả khi phải đối phó với đại dịch. Họ tin rằng WHO nên được giải tán.

Virus Vũ Hán là minh chứng cho thấy WHO đang ưu tiên chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng.

“Thay vì đặt ưu tiên cho sức khỏe toàn cầu, WHO đã ưu tiên Trung Quốc, một quốc gia ‘đứng đầu’ về đàn áp nhân quyền trong những thập niên gần đây”, ông Richard chỉ trích.

Ông Richard không chắc chắn rằng WHO có nên đóng cửa hay không. Tuy nhiên theo ông, “khi đại dịch kết thúc, cần có một cuộc điều tra nghiêm khắc về cách xử lý COVID-19 của WHO, cũng như cần một cuộc tranh luận công khai mạnh mẽ về ảnh hưởng xấu của Trung Quốc đối với tổ chức này”.

Cuối cùng ông Richard kết luận rằng nếu WHO không bị đóng cửa, thì hy vọng quá trình điều tra sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc triệt để tổ chức này.

Bình luận của ông Richard Tren đăng trên‘ The Federalist’.
Duy Nghĩa dịch và biên tập




Lái xe đến tỉnh Kon Tum 5/2024 gặp cô gái 18 tuổi có vòng 3 mông To nhất Việt Nam

02/05/2024

Khám phá công trình quảng Châu Âu trong khu nhà triệu đô đang xây trên Đảo Hoàng Gia, Hải Phòng 2024

02/05/2024

Tham quan công ty Mỹ ở bang Florida 2024 băt đầu xây 1000 căn nhà ở bằng xi măng giống Việt Nam

02/05/2024

Vaccine COVID 19 cuả công ty AstraZeneca sản xuất có thể gây tác dụng phụ ra sao ?

02/05/2024

TPHCM lần đầu cho chạy thử tự động tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dịp nghĩ lễ 30/4/2024

01/05/2024

Nhân dịp 30/4/2024, Việt Nam khai trương tàu xe lửa hạng sang chạy từ TPHCM – Đà Nẵng

01/05/2024

Youtubers đua tàu Cano để đến resort Đầu Rồng đẹp nhất trên đảo Cái Chiên, Quảng Ninh 5/2024

01/05/2024

Thanh niên sinh ra ở Canada dọn đến Việt Nam sinh sống 2024 khoe căn hộ ở TPHCM

01/05/2024

So sánh giọng nói tiếng Anh của 1 học sinh ở Việt Nam 2024 với người Việt ở Mỹ

30/04/2024

Trai đẹp sinh năm 2001 ngồi bán 1 thúng 6 loại xôi từ 5 giờ sáng ở ngoài đường Hà Nội có gì đặc biệt, đông khách xếp hàng

30/04/2024

Gặp ông ở Ninh Bình 2024 nổi tiếng mạng xã hội Việt Nam làm nghề nhảy muá vẩy tay gọi mời xe khách

30/04/2024

Việt Nam 2024 rộn ràng không khí 5 ngày nghỉ lễ 30/4 trên cả nước

29/04/2024

Khám phá ngôi làng ở Bình Định 4/2024 trồng giàn bí đao khổng lồ gần 60 kí phải nằm võng

29/04/2024

Đến quán ăn lội nước, chèo ghe ở TPHCM ngày 30/4/2024 có gì độc lạ

29/04/2024

Tham quan vườn bằng lăng khổng lồ trăm tỷ, đẹp mê hồn của cặp vợ chồng ở Gia Lai 2024

28/04/2024

Gặp ông chồng ở Nam Định 4/2024 khoe bộ móng tay dài 1 mét, không cắt từ năm 1984

28/04/2024

Xem 15 người đổ chiếc bánh xèo khổng lồ 3 mét, cho 1 ngàn người ăn ở Cần Thơ 4/2024

26/04/2024

Đảo Phú Quốc VN 2024 được tỉ phú Ấn Độ chọn tổ chức đám cưới 4 ngày 350 khách đại gia

26/04/2024

Vì sao vợ chồng Youtubers trẻ Canada thích thú trở lại Việt Nam 2024 sau 6 tháng

25/04/2024

Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Leave a Reply